Bị chó cắn chích ngừa ở đâu? Nên làm gì khi bị chó cắn?

863

Bị chó cắn chích ngừa ở đâu là thắc mắc của nhiều người khi bị chó cắn. Thông thường nếu bị chó dại cắn bạn nên nhanh chóng đi tiêm phòng ngay và luôn. Nếu bạn còn chần chừ sẽ để lại rất nhiều hậu quả nguy hiểm khó lường.

Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương. Nó thường lây từ động vật sang người bởi nước bọt bị nhiễm virus. Bởi vì mức độ nguy hiểm của căn bệnh này mà nhiều người khi bị cắn đã ngay rất lo lắng. Nhưng thật ra khi ấy tốt nhất bạn nên đi chích ngừa để phòng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đáp án cho câu hỏi chích ngừa khi bị chó cắn ở đâu hay bị chó cắn chích ngừa ở đâu tốt nhất.

1. Triệu chứng bệnh dại

bị chó cắn chích ngừa ở đâu

Đau đầu liên miên

Thời kỳ ủ bệnh dại thường sẽ từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên nó cũng có thể thay đổi từ 1 tuần đến 1 năm. Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Những yếu tố đó thường sẽ là nơi mà virus xâm nhập hoặc lượng virus xâm nhập. Các triệu chứng ban đầu của bệnh dại sẽ thường gồm sốt cao, cảm giác ngứa ran. Một số trường hợp còn bị châm chích, nóng rát không rõ nguyên nhân vết thương. Những ảnh hưởng này có thể là do virus lan rộng đến hệ thần kinh trung ương và tủy sống dẫn đến tử vong.

1.1. Thể cuồng

Người mắc bệnh dại khi ấy sẽ trở nên hung dữ. Họ có dấu hiệu tăng động, kích động, sợ nước. Hoặc cũng có khi sợ gió,sợ ánh sáng, thậm chí là cả tiếng động. Ngoài ra, còn có những rối loạn hệ thần kinh thực vật. Chẳng hạn như tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi hay hạ huyết áp. Bệnh nhân sẽ tử vong chỉ sau vài ngày do tim bị ngừng hô hấp.

1.2. Thể liệt

Bệnh dại tê liệt sẽ chiếm khoảng 30% tổng số các trường hợp mắc phải. Thời gian diễn tiến của dạng bệnh này thường kéo dài hơn dạng trên. Nó có thể bắt đầu từ chỗ vết thương, các cơ dần tê liệt. Bệnh nhân dần hôn mê và có thể gây ra tử vong.

2. Bị chó cắn chích ngừa ở đâu?

2.1. Cách sơ cứu tại nhà khi bị chó cắn

2.1.1. Làm sạch và sát trùng vết thương

Điều quan trọng đầu tiên khi sơ cứu đó là làm sạch vết thương. Tốt nhất nên rửa vết thương dưới vòi nước chảy từ xà phòng diệt khuẩn. Thực hiện điều đó trong 10 đến 15 phút để loại bỏ mầm bệnh, rửa thật nhẹ nhàng và không chà xát mạnh.Sau đó sử dụng cồn 700 ,nước oxy già hoặc dung dịch povidone iodine 10% để sơ cứu.

2.1.2. Cầm máu

Nếu vết thương đã chảy máu không nhiều sau khi bị chó cắn thì bạn không nên cầm máu. Chỉ nên cầm nếu máu vẫn tiếp tục chảy sau 10 đến 15 phút . Lúc này bạn nên đặt miếng gạc y tế lên vết thương và băng lại vết thương.

Trong trường hợp nếu vết thương sâu và ra nhiều máu, máu phun thành tia thì dùng dây thun để quấn garô xung quanh vết thương và chi. Tiếp theo nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời và tránh mất quá nhiều máu.

2.2. Bị chó cắn chích ngừa ở đâu TPHCM?

Sau khi bị chó cắn thì nên dùng bông và nước để rửa vết thương. Sau đó sử dụng thêm thuốc sát trùng như cồn hoặc oxy già để loại bỏ vi khuẩn có hại mức nhất định. Ngay sau đó thì bạn nên đi tiêm ngừa phòng dại. Bạn có thể tìm đến các bệnh viện như Trung tâm y tế quận, viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt Đới,…để tiêm ngừa dại càng sớm càng tốt. Đồng thời cũng cần tiếp tục theo dõi con chó trong 15 ngày.

3. Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại

3.1. Bị chó cắn chích ngừa ở đâu và các trường hợp cần tiêm

  • Vết cắn sâu hay quá nhiều. Hoặc đó có thể là vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, chân,… Tốt nhất nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Hoặc cũng có thể tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại nhanh chóng.
  • Trẻ bị chó dại cắn hoặc có biểu hiện dại hay không bạn thể theo dõi con vật sau khi cắn. Hay những địa điểm xảy ra tai nạn trong vùng đang có dịch bệnh dại.. Những trường hợp này cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng.
  • Vết cắn có biểu hiện bị nhiễm trùng như vết cắn trở nên đau hơn, đỏ và sưng tấy xung quanh miệng vết thương. Vết thương bị rỉ dịch hay mủ, sốt cao hơn 38°C kèm với tình trạng lạnh run,…

3.2. Trường hợp nào không nên tiêm?

bị chó cắn chích ngừa ở đâu

Trường hợp nào không cần tiêm vacxin?

  • Vết cắn nhẹ, địa điểm cắn không gần các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
  • Chó đã được tiêm ngừa dại, không bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh dại chó mèo.
  • Nếu bạn thấy chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 14 ngày, nếu chó khỏe mạnh thì không cần đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

Nếu bị chó dại cắn, bạn nên đi tiêm phòng để đảm bảo an toàn. Việc tiêm dại sẽ giúp các bạn ngăn ngừa được căn bệnh dại. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết được khi bị chó cắn chích ngừa ở đâu tốt nhất. Qua đó sẽ không bị lo lắng quá nếu lỡ bị chó dại cắn.

Bình luận