Bệnh đau nhức xương khớp là bệnh phổ biến ở nước ta. Tùy vào tình hình bệnh mà sẽ có những cách điều trị xương khớp khác nhau. Có nhiều bệnh lý xương khớp không thể trị dứt điểm, thì mục đích của điều trị là làm chậm tiến triển của bệnh và ngừa các triệu chứng. Xương khớp gây ảnh hưởng đến cơ thể rất nhiều, vì vậy chúng ta cần đề phòng bệnh hơn là chữa bệnh.
Xem nhanh
Cách điều trị xương khớp tự nhiên không dùng thuốc
Sử dụng liệu pháp nhiệt điều trị xương khớp
Đây là phương pháp chữa đau nhức xương khớp dễ thực hiện, nó giúp kích thích khí huyết lưu thông, giảm đau nhức xương khớp nhẹ. Người bệnh thường thực hiện chườm nóng trước rồi mới chuyển sang chườm mát.
Chườm nóng
Thỉnh thoảng bạn có thể tắm nước nóng hoặc xông hơi để thư giãn cơ bắp và giảm các triệu chứng đau. Bạn cũng có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc máy sưởi (chăn điện) để giảm viêm và cứng khớp vào ban đêm.
Khi sử dụng liệu pháp nhiệt, lượng nhiệt phải được điều chỉnh thích hợp để tránh nguy cơ bị bỏng. Đồng thời lưu ý không chườm nóng quá 20 phút trước khi ngủ.
Chườm lạnh
Sụn khớp bị tổn thương khiến khớp bị đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ, cử động khó khăn. Lúc này, chườm đá lên vùng bị đau có thể giúp giảm đau hiệu quả. Hãy cẩn thận bọc đá bằng khăn mềm rồi áp lên chỗ đau, không áp trực tiếp lên da có thể làm da bị bỏng lạnh. Ngoài ra, không làm mát trong thời gian dài hoặc chườm đá vào những vùng máu lưu thông kém.
Điều trị xương khớp bằng châm cứu
Theo y học cổ truyền, châm cứu là phương pháp khai thông khí huyết giúp giảm đau một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc. Nó là trị đau nhức xương khớp hiệu quả, giúp cải thiện lưu thông máu, dễ ngủ. Châm cứu hiện nay còn được kết hợp với nhiều phương pháp điều trị xương khớp khác để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Điều trị xương khớp bằng châm cứu
Tập luyện thể dục thể thao
Nếu bạn bị đau nhức xương khớp dai dẳng, hãy tập thói quen vận động với cường độ thấp (tối đa 30 phút mỗi ngày). Những bài vận động như đi bộ, đạp xe, bơi lội,cầu lông,…. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập luyện đúng cách không chỉ giúp giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định mà còn duy trì sự dẻo dai và tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp.
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý không nên vận động quá sức để tránh để cơ thể mệt mỏi làm phát sinh tình trạng đau nhức xương khớp.
Tập yoga trị đau xương khớp
Các chuyên gia cho biết luyện tập yoga thường xuyên ngăn ngừa thoái hóa khớp và giảm nguy cơ loãng xương. Nhiều tư thế yoga đòi hỏi phải rèn luyện các cơ khắp cơ thể để phát xương dày lên và chắc khỏe.
Một nghiên cứu khác cho thấy tập yoga làm giảm nồng độ cortisol và duy trì nồng độ canxi trong xương trong thời gian bị căng thẳng, từ đó giúp giảm các cơn đau liên quan đến thoái hóa khớp ở xương khớp.
Yoga được xem là phương pháp trị liệu xương khớp hiệu quả, được nhiều người áp dụng.
Áp dụng vật lý trị liệu điều trị xương khớp
Vật lý trị liệu là một nhánh của y học phục hồi chức năng nhằm giảm đau và cải thiện khả năng vận động của cơ thể. Hiện nay, vật lý trị liệu được chia thành 2 dạng là vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu thụ động.
Các hình thức vật lý trị liệu chủ động bao gồm các bài tập phối hợp như bài tập kéo căng, bài tập kết hợp với thiết bị; thể dục nhịp điệu để tăng cường lưu thông máu và cải thiện các nhóm cơ bị ảnh hưởng.
Vật lý trị liệu thụ động bằng các thiết bị hiện đại (sóng xung kích, laser,…) không chỉ điều trị bệnh xương khớp cấp và mãn tính ở đĩa đệm mà còn rút ngắn thời gian điều trị xương khớp.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống và rối loạn cơ xương khớp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung canxi, vitamin D và glucosamine vào chế độ ăn uống sẽ làm tăng mật độ khoáng của xương và giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa.
Tuy nhiên, nếu bạn có chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán có thể khiến các triệu chứng viêm xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Chưa kể, những thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, xơ vữa động mạch, cao huyết áp và nhiều biến chứng khác. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp và uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng mô sụn bị phá hủy.
Chế độ ăn có kế hoạch hàng ngày là cách chữa đau xương khớp hữu hiệu nhất.
Trị liệu thần kinh cột sống
Tại Mỹ và các nước phát triển, nắn khớp xương là phương pháp trị liệu không xâm lấn. phương pháp nắn dựa trên mối liên hệ giữa hệ thần kinh và cột sống. Để cơ thể hoạt động bình thường, cột sống phải được xây dựng đúng cách. Các đốt sống bị lệch có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và gây đau.
Lúc này, các thao tác nắn chỉnh bằng tay được áp dụng theo phương pháp nắn khớp xương nhằm đưa các cấu trúc cột sống về vị trí tự nhiên và giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép. Từ đó chữa lành các cơn đau cấp tính đến mãn tính một cách an toàn và hiệu quả.
Ghế massage hỗ trợ điều trị xương khớp
Ghế massage có thể giúp giảm bớt tình trạng cứng, đau và căng cơ liên quan đến đau và viêm khớp.
Một số liệu pháp xoa bóp trên ghế massage bao gồm xoa bóp Thụy Điển, xoa bóp mô sâu, Shiatsu và liệu pháp ấn huyệt.
Ghế có các con lăn để tạo cảm giác vuốt dài và sâu. Con lăn xoa bóp cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm.
Một số ghế kết hợp công nghệ quét cơ thể, xác định vị trí các điểm áp lực và đỉnh của vai. Từ đó nó sẽ hoạt động cá nhân hóa theo độ cong của cột sống và hình dạng cơ thể của bạn.
Với những chiếc ghế được trang bị để xoa bóp bắp chân và bàn chân sẽ gồm nhiều túi khí ở phần chân.Túi khí sẽ co bóp và cọ xát ở áp suất và nhịp độ khác nhau. Tác động lên nhiều vị trí chân, tay.
Với ghế mát-xa không trọng lực, chúng ta có thể định vị phần tựa lưng và phần tựa chân ở hầu hết mọi góc độ và độ cao để tăng cường sự thoải mái. Sự kết hợp giữa tư thế thư giãn và các động tác xoa bóp của các bộ phận mát-xa có thể mang lại hiệu quả trị liệu rất cao.
Điều trị xương khớp dùng thuốc
Hiện nay, một trong những phương pháp điều trị xương khớp phổ biến và hiệu quả nhất là dùng thuốc Tây y. Những liều thuốc sẽ giúp người bệnh vượt qua cơn đau nhanh chóng. Vì vậy, hầu hết các trường hợp bị đau khớp đều được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây y. Thuốc Tây không chỉ giảm đau, giảm sưng viêm khớp mà còn hỗ trợ điều trị xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Cách điều trị xương khớp bằng thuốc sẽ có tác dụng phụ
Tuy nhiên, thuốc tây trị bệnh xương khớp có thể gây ra một số tác dụng phụ trên một vài đối tượng. Và chúng ta không biết mình có nằm trong nhóm đối tượng sẽ gặp tác dụng phụ hay không. Cách duy nhất lúc này là làm theo những lời khuyên của bác sĩ.
Không có loại thuốc nào là đặc trị xương khớp 100%. Bởi bệnh này rất khó chữa, và khi dùng thuốc cơ thể sẽ có những phản ứng làm cho bệnh không hết dứt điểm được.
Điều trị xương khớp bằng phẫu thuật
Phẫu thuật thay khớp là gì?
Phẫu thuật thay khớp là một can thiệp xâm lấn nhằm thay thế khớp cũ đã hư bằng khớp nhân tạo. Khớp nhận tạo được làm bằng vật liệu sinh học, kim loại, có tác dụng phục hồi khả năng vận động của người bệnh.
Phẫu thuật thay khớp thường được sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp do bệnh thoái hóa, chấn thương, ung thư, v.v. Những vị trí dễ bị tác động và cần thực hiện kỹ thuật này là đầu gối, vai và hông.
Ca phẫu thuật điều trị cơ xương khớp thành công dựa vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân, tay nghề bác sĩ và trang thiết bị tại nơi phẫu thuật.
Vì vậy, công nghệ này đã được phát triển từ nhiều năm ở các nước trên thế giới nhưng chỉ mới phổ biến ở nước ta trong khoảng 30 năm trở lại đây.
Các loại khớp hay được phẫu thuật
Các vị trí sau hay gặp phải vấn đề về xương khớp:
Khớp háng
Ở nước ta, phẫu thuật khớp háng điều trị xương khớp đầu tiên được thực hiện vào những năm 1990. Phương pháp này được áp dụng cho những người bị tổn thương khớp háng nặng gây cản trở quá trình sinh hoạt, học tập và làm việc do các bệnh lý như thoái hóa khớp, vô khuẩn chỏm xương đùi…
Những bệnh nhân bị hoại tử, người già gãy cổ xương đùi, u xương, ung thư di căn…được chỉ thực hiện loại phẫu thuật này.
Khớp gối
Vì đây là một trong những khớp thường bị tổn thương nhất nên tỷ lệ phẫu thuật thay khớp gối cũng rất cao. Khớp gối thường bị tổn thương do biến dạng khớp gối, chấn thương do lao động hoặc tai nạn giao thông,… gây đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh.
Phẫu thuật khớp gối
Khớp vai, khớp khuỷu tay
So với phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối thì khớp vai và khớp khuỷu ít phổ biến hơn. Nguyên nhân chính cũng xuất phát từ các yếu tố thoái hóa và chấn thương.
Khớp ngón tay
Vì đây là nhóm khớp nhỏ nên chúng thường ít bị ảnh hưởng hơn so với các khớp lớn khác trong cơ thể. Tuy nhiên, do các vấn đề về thoái hóa, tổn thương mà các khớp này mất dần chức năng, biến dạng, gây đau nhức, cản trở quá trình sinh hoạt và lao động. Khi cần thiết thì quá trình phẫu thuật điều trị xương khớp sẽ được yêu cầu.
Mỗi cách điều trị xương khớp sẽ có những ưu và khuyết điểm riêng. Khi có dấu hiệu của bệnh xương khớp, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng và điều kiện của bệnh nhân.